Theo Nam y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt. Cà chua là một trong những cây thuốc dân gian nổi bật bởi tác dụng cực tốt cho sức khỏe.
Để chữa loét miệng, có thể ngậm nước ép cà chua ngày vài
lần, mỗi lần vài phút. Còn nếu thấy miệng khô lưỡi rát, hãy lấy nước ép
cà chua 150 ml và nước mía ép 20 ml trộn đều để uống, ngày 2 lần.
Sau đây là một số ứng dụng khác của cà chua:
- Chữa chảy máu chân răng: Ăn cà chua sống ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
- Chữa bỏng lửa:
Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại
thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
- Chữa mụn nhọt lở loét:
Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi
tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi.
Hoặc:
Nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng
như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
- Chữa viêm loét dạ dày: Nước ép cà chua và nước ép khoai tây mỗi thứ 150 ml, trộn đều, uống vào buổi sáng và tối hằng ngày.
- Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả.
- Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200 g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được.
Hoặc: Nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200 ml, trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa viêm gan mạn tính:
Cà chua 250 mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100 g thái mỏng, xào ăn
hằng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn
tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
- Chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt:
Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống gì), lấy 1-2 quả cà chua, rửa sạch bằng
nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống.
Mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình
khác.
- Chữa phồng tĩnh mạch do bị nghẽn:
Cà chua sống thái lát mỏng hoặc nghiền nát, đắp lên chỗ mạch máu bị
phồng mỗi ngày 1 lần, khi bắt đầu thấy rát thì bỏ thuốc ra. Thuốc có tác
dụng thông huyết, chống đau nhức.
Lương y Huyên Thảo, NNVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét