728x90 AdSpace

Latest News

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Dịch Sởi bùng phát: Hãy chăm sóc trẻ đúng cách

Báo cáo hỏa tốc về tình hình bệnh sởi gửi Thủ tướng Chính Phủ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ngày 17/4 cho biết, đã có 112 trường hợp tử vong và nặng xin về trong đó có 105 ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 4 ca tại Bệnh viện Bạch Mai, 1 ca tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và 2 ca ở tỉnh Yên Bái. Ngoài ra, tại 3 bệnh viện này còn 34 bệnh nhân sởi nặng, phải thở máy.

Số ca tử vong đều ghi nhận tại các tỉnh phía Bắc, trong đó Hà Nội chiếm khoảng 50% số trẻ tử vong do sởi. Hiện vẫn chưa ghi nhận trường hợp trẻ tử vong do sởi tại khu vực phía Nam.


Số ca tử vong do bệnh sởi đang dần dần tăng lên gây hoang mang trong dư luận

Nguyên nhân chính là do lây nhiễm chéo?

Theo báo cáo trên, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 8.521 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, trong đó ghi nhận 3.136 trường hợp dương tính với sởi.

Sởi xuất hiện trên diện rộng tại 61 tỉnh thành. Hiện chỉ còn 2 tỉnh chưa ghi nhận bệnh sởi là Cao Bằng và Bắc Kạn. Các địa phương có số trẻ mắc sởi cao là Hà Nội (1.062 ca), TP.HCM (theo báo cáo của bộ mới chỉ có 453 ca, thực tế đã gần 900 ca), Bình Dương (91 ca), Bắc Ninh (78 ca).

Phần lớn số trẻ mắc ở nhóm dưới 10 tuổi, chiếm 76,5%. Các ca mắc sởi hầu hết không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm vắc xin sởi (87%). Trong khi đó, kết quả chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi trên toàn quốc tính đến hết ngày 17/4 mới chỉ đạt 49,4%.

Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới khẳng định hiện nay các chủng vi rút gây bệnh sởi tại Việt Nam chưa có sự biến đổi về gen cũng như độc lực của vi rút.  


Khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế để phòng chống bệnh sởi?

- Chủ động đưa toàn bộ trẻ trong độ tuổi tiêm chủng từ 9 - 24 tháng tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm phòng vắc xin sởi theo kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi. Những nơi có các ổ dịch tập trung, trẻ có nguy cơ cao cần được tiêm vắc xin sởi theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.

-  Đối với các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, cần đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch đối với các loại bệnh có vắc xin dự phòng, trong đó có vắc xin sởi.

- Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi.

- Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, đảm bảo các biện pháp về dinh dưỡng và các biện pháp dự phòng khác theo khuyến cáo của cơ quan y tế.​​​​

Cách chăm sóc trẻ khi xuất hiện dấu hiệu bị sởi

 Chăm sóc trẻ một theo đúng cách cũng không hề đơn giản

Triệu chứng của bệnh sởi:

- Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.

- Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5oC đến 40oC, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp. Ngoài ra, còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

- Thời kỳ phát ban: Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.

- Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.

Cách chăm sóc cho trẻ:


Hãy chăm sóc trẻ đúng theo hướng dẫn của bác sỹ bạn nhé

- Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

-  Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày

- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị


- Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong, gây tổn thương não nghiêm trọng, gây tâm thần phân liệt, trầm cảm…

- Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc sởi cao nhưng rồi bệnh sởi lại là thủ phạm gây suy dinh dưỡng hoặc làm cho tình trạng thêm nặng thêm. Trong thời gian bị sởi, trẻ thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi trong họng), hơn nữa, nhiều trẻ lại bị ỉa chảy trong thời gian này nên tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn.


  Cách phòng ngừa bệnh sởi

 

- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.

- Tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Đây là biện pháp chủ động để ngừa bệnh sởi.


Dịch Sởi bùng phát: Hãy chăm sóc trẻ đúng cách
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top